Miếu Triệu Tường là một di tích lịch sử văn hoá có giá trị to lớn đối với nhân dân Việt Nam nói chung và người dân Thanh Hóa nói riêng. Nơi đây là minh chứng cho sự phồn thịnh và thăng hoa của vương triều nhà Nguyễn. Không chỉ vậy, miếu còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách đến tham quan. Hãy để Top Thanh Hoá AZ giới thiệu cho bạn về ngôi miếu cổ này nhé! 

Giới thiệu đôi nét về miếu Triệu Tường 

Miếu Triệu Tường nằm ở vị trí nào? 

Được mệnh danh là “Kinh thành Huế thu nhỏ” bởi kiến trúc bề thế do các nhà vua thời Nguyễn xây dựng, khi xưa miếu thuộc làng Gia Miêu, tổng Thượng Ban, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hoa. Nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm thành phố khoảng hơn 40km về phía Bắc. 

Nơi đây từng là nơi nhà Nguyễn định cư rồi lập nghiệp. Về sau, vùng đất natf là nơi an táng Triệu tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễn kim, bố Nguyễn Hoàng, người mở mang bờ cõi về phương Nam.

Hình ảnh toàn cảnh Miếu Triệu Tường
Hình ảnh toàn cảnh Miếu Triệu Tường

Lịch sử hình thành miếu Triệu Tường 

Sử sách chép, năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh (hậu duệ đời thứ 11 của Nguyễn Kim) đã thống nhất hai xứ Đàng trong và Đàng ngoài, lên ngôi hoàng đế. Nhân chuyến tuần thú Bắc Hà, vua Gia Long tìm về đất tổ Gia Miêu yết bái tổ tiên, truy tôn Nguyễn Kim là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Nhà vua cho đắp nền Phương Cơ, dựng lăng Trường Nguyên (lăng Triệu Tường) thờ Triệu tổ ngay dưới chân núi Thiên Tôn.

Với các vua nhà Nguyễn, có lăng (nơi chôn) luôn có miếu kèm theo làm nơi thờ tự. Đã có lăng Triệu Tường thì phải có Miếu Triệu Tường, nên năm 1806 vua Gia Long cho xây dựng miếu Triệu Tường. Theo truyền thống thường được xây dựng gần nhau. Tuy nhiên, lăng Triệu Tường ở vùng núi Triệu Tường, còn miếu lại xây dựng ở cánh đồng cách đó hơn 1 km.

Trải qua nhiều lần trùng tu vào năm 1840 và 1906 dưới thời vua Minh Mạng và vua Thành Thái miếu Triệu Tường vẫn được giữ nguyên kiến trúc và giá trị văn hoá, góp phần gìn giữ và bảo tồn di sản quý báu đồng thời thể hiện sự quan tâm và trân trọng đối với tổ tiên dòng họ Nguyễn. 

Đến năm 2000, Miếu Triệu Tường được dinh danh xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia khẳng định giá trị lịch sử và văn hóa to lớn của di tích này. Và cho đến ngày nay, miếu vẫn luôn được người dân và chính quyền bảo tồn, trùng tu để bày tỏ sự biết ơn, tưởng nhớ và phát huy văn hoá lịch sử dân tộc. 

Lịch sử hình thành vùng đất "phát phúc" Miếu Triệu Tường
Lịch sử hình thành vùng đất “phát phúc” Miếu Triệu Tường

Hướng dẫn di chuyển đến miếu Triệu Tường 

Miếu Triệu Tường nằm ở vị trí khá thuận lợi nên đường đi đến miếu tương đối dễ đi. Du khách có nhu cầu đến tham quan miếu có thể lựa chọn phương tiện tuỳ thích phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của bản thân. Dưới đây là gợi ý hướng dẫn cho quý khách: 

Từ Hà Nội 

  • Quãng đường: Khoảng 160km
  • Thời gian di chuyển: Khoảng 3-4 tiếng
  • Phương tiện di chuyển:
    • Xe khách: Du khách có thể bắt xe khách từ bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình đi Thanh Hóa. Sau đó, bắt xe ôm hoặc taxi từ bến xe Thanh Hóa đến Miếu Triệu Tường.
    • Ô tô riêng: Du khách đi theo hướng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, sau đó rẽ trái vào Quốc lộ 1A. Đi tiếp khoảng 60km đến ngã tư Chợ Bưởi, rẽ phải vào Quốc lộ 47. Đi tiếp khoảng 10km đến Miếu Triệu Tường.
    • Xe máy: Du khách đi theo hướng Quốc lộ 1A, sau đó rẽ trái vào Quốc lộ 47. Đi tiếp khoảng 10km đến Miếu Triệu Tường.
      Đường đi đến miếu Triệu Tường xuất phát từ Hà Nội
      Đường đi đến miếu Triệu Tường xuất phát từ Hà Nội

Từ Thanh Hoá 

  • Quãng đường: Khoảng 40km
  • Thời gian di chuyển: Khoảng 1-2 tiếng
  • Phương tiện di chuyển:
    • Xe máy: Du khách đi theo hướng Quốc lộ 47, đi tiếp khoảng 10km đến Miếu Triệu Tường.
    • Ô tô riêng: Du khách đi theo hướng Quốc lộ 47, đi tiếp khoảng 10km đến Miếu Triệu Tường.
    • Taxi: Du khách có thể gọi taxi từ trung tâm thành phố Thanh Hóa đến Miếu Triệu Tường.
      Đường đi đến miếu xuất phát từ TP.Thanh Hoá
      Đường đi đến miếu xuất phát từ TP.Thanh Hoá

Khám phá kiến trúc độc đáo của ngôi miếu thời Nguyễn 

Miếu Triệu Tường được xây dựng theo kiến trúc cung đình Huế, đó cũng là lý do vì sao nơi đây được gọi là “kinh thành Huế’ thu nhỏ. Miếu có quy mô rộng lớn, nguy nga, tráng lệ bao gồm những mục quan trọng như: Đại miếu, Thái miếu, Lăng mộ Triệu Tổ Nguyễn Kim. Ngoài ra còn có hồ sen và vườn cây xanh mát quanh năm. 

Đại miếu 

Tọa lạc trên vị trí cao nhất, Đại miếu là nơi thờ chính của Triệu Tổ Nguyễn Kim và Thái Tô Gia dụ hoàng đế Nguyễn Hoàng. Nơi đây mang đậm dấu ấn kiến trúc cung đình Huế với mái ngói cong vút uy nghi, hệ thống cột gỗ chạm khắc tinh xảo và các bức tranh tường thể hiện điển tích lịch sử, ca ngợi công lao to lớn của Triệu Tổ Nguyễn Kim và con trai Nguyễn Hoàng.

Hình ảnh Đại miếu uy nghi
Hình ảnh Đại miếu uy nghi

Thái miếu 

Nằm đối xứng hai bên Đại miếu, Thái miếu là nơi thờ phụng các vua chúa nhà Nguyễn như Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ánh,… thể hiện sự tôn kính và tri ân đối với các bậc tiền nhân đã có công lao dựng xây và phát triển vương triều.

Hình ảnh Thái miếu
Hình ảnh Thái miếu

Lăng mộ Triệu Tổ Nguyễn Kim 

Nơi an nghỉ của Triệu Tổ Nguyễn Kim được đặt trên ngọn núi Triệu Tường, ẩn mình trong thiên nhiên hùng vĩ, thể hiện sự trân trọng và kính ngưỡng đối với vị tổ tiên khai sáng vương triều. Lăng mộ luôn được bảo vệ nghiêm ngặt để đảm bảo sự an tĩnh và trang nghiêm nhất có thể. 

Hình ảnh lăng mộ Triệu tổ Nguyễn Kim
Hình ảnh lăng mộ Triệu tổ Nguyễn Kim

Hồ sen hình bán nguyệt và vườn cây

Nằm trước miếu, hồ sen mang đến vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng, góp phần tô điểm cho khung cảnh thêm thanh tịnh và tao nhã, tạo nên không gian tâm linh thiêng liêng cho du khách khi đến viếng miếu. Ngoài ra, Bao quanh miếu là những tán cây cổ thụ rợp bóng mát, tạo nên bầu không khí trong lành, thanh mát, giúp du khách thư giãn và hòa mình vào thiên nhiên, tạo cảm giác dễ chịu khi đến tham quan miếu Triệu Tường. 

Không gian yên bình tại miếu Triệu Tường
Không gian yên bình tại miếu Triệu Tường

Những giá trị to lớn mà miếu Triệu Tường đem lại 

Miếu Triệu Tường không chỉ là một di tích lịch sử văn hoá quan trọng lâu năm mà còn là nơi để cho con cháu đời sau ghi nhớ công an và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, tiếp bước thế hệ cha ông đi trước để phát triển nước nhà thêm vững mạnh. Nơi đây cũng là điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách tới tham quan, tìm hiểu về lịch sử cội nguồn. 

Miếu Triệu Tường chính là dấu ấn lịch sử triều Nguyễn, thể hiện lòng biết ơn đối với vị tổ tiên khai sáng vương triều. Miếu Triệu Tường còn là minh chứng cho sự phát triển thịnh vượng của triều Nguyễn trong giai đoạn đầu, góp phần củng cố vị thế và uy quyền của vương triều.

Không chỉ vậy. miếu Triệu Tường còn là nơi  bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng cho kiến trúc cung đình Huế và tín ngưỡng tâm linh của người dân Việt Nam. Lưu giữ những giá trị đạo đức, triết lý sống và niềm tin tâm linh của người Việt, thể hiện sự tôn kính.

Những giá trị to lớn của miếu Triệu Tường
Những giá trị to lớn của miếu Triệu Tường

Miếu Triệu Tường là một di sản văn hóa lịch sử quan trọng cấp Quốc gia của Việt Nam. Nếu bạn là tín đồ của lịch sử, muốn ngược dòng thời gian để tìm hiểu về cội nguồn của đất nước, chiến công của cha ông thì Miếu Triệu Tường chính là nơi thích hợp mà bạn nhất định phải ghé qua khi đặt chân đến Thanh Hoá.