Việt Nam có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, mỗi di tích mang một giá trị và nét đẹp riêng. So với các di tích khác như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Thái miếu nhà Hậu Lê mang một vẻ đẹp cổ kính và uy nghiêm hơn. Bước vào Thái miếu, du khách như được hòa mình vào không gian trang nghiêm, tĩnh mịch, nơi tưởng nhớ những vị vua anh minh đã có công dựng xây đất nước. Hãy cùng Top Thanh Hoá AZ khám phá địa điểm này nhé! 

Giới thiệu đôi nét về Thái miếu nhà Hậu Lê 

Thái miếu nhà Hậu Lê hay đền thờ nhà Lê hiện tọa lạc tại phố Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, nơi có sơn kỳ thủy tú, tiện đường kinh lý Bắc Nam, là mảnh đất chứa đựng những trầm tích của vương triều. Nơi đây trước kia là nền điện Chiêu Hoa, thờ Tuyên từ nhân ý Chiêu túc Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Anh (vợ vua Lê Thái tông, mẹ vua Lê Nhân tông) – vị Hoàng Thái hậu được coi là tác giả của nhiều bí sử thời Lê sơ.

Hình ảnh Thái miếu nhà Hậu Lê
Hình ảnh Thái miếu nhà Hậu Lê

Đây cũng là nơi sinh của vua Lê Anh tông thời Trung hưng. Vua thuộc dòng Hoằng quốc công Lê Trừ (anh trai Thái tổ), khi vua Trung tông mất không có con kế vị nên được Trịnh Kiểm và các đại thần lập nên. Thái miếu được xây dựng năm 1428 tại Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Sau khi bị hoả hoạn, Thái miếu được chuyển về Thăng Long. Năm 1802, vua Gia Long cho dời tiếp về đây.

Thái miếu nhà Hậu Lê là nơi đang lưu thờ tất cả bài vị của 27 vua ( 21 vua tại vị và 6 vua được truy phong) của nhà Hậu Lê (1418 – 1789) cùng các bà Hoàng thái hậu. Nơi đây còn thờ hai bậc công thần khai quốc là Nguyễn Trãi và Lê Lai. Đặc biệt, còn có 6 bức tượng của Thần Tông Hoàng đế cùng năm bà phi quốc tịch khác nhau: Hà Lan, Mường, hai người vợ Chăm và một bà quê Kinh Bắc.

Khuôn viên của Thái miếu nhà Hậu Lê
Khuôn viên của Thái miếu nhà Hậu Lê

Với những giá trị văn hóa, lịch sử, năm 1995, Thái miếu nhà Hậu Lê đã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia. Cũng từ đó đến nay, Thái miếu đã được quan tâm đầu tư để trùng tu, tôn tạo, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử, tri ân công lao to lớn của các vị vua Lê đối với sự nghiệp phát triển của quốc gia, dân tộc. 

Bằng chứng nhận di tích lịch sử - văn hoá của Thái miếu
Bằng chứng nhận di tích lịch sử – văn hoá của Thái miếu

Hướng dẫn đường đi đến đền nhà Lê 

Đường đi đến thái miếu nhà Hậu Lê xuất phát từ Hà Nội dài khoảng 170km, tương đương với khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ đi xe. Để đi được đến đây, du khách có thể lựa chọn bất cứ phương tiện nào tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn như: phương tiện cá nhân (ô tô/ xe máy), xe khách (200.000 – 250.000 VNĐ/ vé), với tuyến đường trên. 

Để đi được đến thái miếu nhà Hậu Lê bạn cần Đi theo đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Sau đó rẽ trái vào đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa tiếp tục đi theo đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa. Rẽ phải vào đường Quốc lộ 1A, đi thẳng khoảng 10km. Rẽ trái vào đường Lam Sơn rồi đi thẳng khoảng 5 km thái miếu nhà Hậu Lê sẽ nằm bên tay phải.

Hướng dẫn cách di chuyển đến Thái miếu nhà Hậu Lê
Hướng dẫn cách di chuyển đến Thái miếu nhà Hậu Lê

Thông tin về lễ hội Thái miếu nhà Hậu Lê 

Hàng năm cứ vào mùng 9 tháng Giêng âm lịch, UBND thành phố Thanh Hoá sẽ tổ chức khai hội Thái miếu nhà Hậu Lê để người dân và du khách thập phương dâng hương, bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức các bậc tiền nhân và các vua Lê đã dựng nên một triều đại rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.

Phần lễ diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống như: Tế Miếu, dâng hương tỏ lòng thành kính, tri ân Đức Lê Thái Tổ, các vị liệt thánh Hoàng Đế, các vị Hoàng Thái Hậu, các vị vương công, triều thần nhà Hậu Lê đã có công lao to lớn đối với đất nước và Nhân dân. 

Thông tin về lễ hội Thái miếu
Thông tin về lễ hội Thái miếu

Còn về phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động thú vị, sôi nổi.  Trong đó, Đoàn nghệ thuật truyền thống Xuân Phả (Thọ Xuân, Thanh Hóa) trình diễn 5 điệu múa: Trò Chiêm Thành, trò Hoa Lang, trò Tú Huần, trò Ai Lao và trò Ngô Quốc. Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật truyền thống phường Quảng Thắng thực hiện phần chạy chữ “Thiên hạ thái bình”.

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động và trò chơi dân gian như: Vật cù, cờ thẻ, cờ tướng, trình diễn thư pháp, trưng bày không gian văn hóa vương triều Hậu Lê…

Phần biểu diễn của CLB truyền thống phường Quảng Thắng
Phần biểu diễn của CLB truyền thống phường Quảng Thắng

Một vòng tham quan kiến trúc của Thái miếu nhà Hậu Lê 

Thái miếu nhà Hậu Lê được xây dựng mang đậm phong cách kiến trúc Hậu Lê và thời nhà Nguyễn với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tinh tế nhưng vẫn mang được dáng vẻ tôn nghiêm, bề thế với các công trình: Nghinh môn, sân điện, tiền điện, hậu điện. Qua Nghinh môn là bức cuốn thư (xây dựng năm 1805) một trong những hiện vật cổ còn lưu giữ.

Biểu hiện cho lối kiến trúc cổ xưa, kiến trúc 3 gian, 4 vì, mỗi vì có 3 cột, tổng số 12 cột, tất cả các cột đều được làm bằng gỗ lim, những viên ngói gốm nung mang đậm phong nét đặc trưng cổ xưa của người Việt, hay những phiến đá xanh được mài nhẵn…

Hình ảnh kiến trúc cổ kính của Thái miếu
Hình ảnh kiến trúc cổ kính của Thái miếu

Thái miếu gồm 2 tòa: Tiền điện và Hậu điện được bố trí liền nhau theo lối trùng thềm (kiểu chữ Nhị) gồm 7 gian, mái được lợp ngói mũi hài, phía trên nóc được trang trí công phu với biểu tượng “lưỡng long chầu nguyệt”.

Phía trước Tiền điện có 2 cột nanh cao 6m và các con Nghê làm từ chất liệu gỗ mít, được chạm khắc tinh xảo, mang đậm chất nghệ thuật điêu khắc cổ. Tại gian giữa của Tiền Điện treo một bức hoành phi lớn có khắc 6 chữ: “Nam quốc sơn hà tự thử” (có nghĩa là nước Nam ta có từ đây), bên cạnh có hàng chữ nhỏ ghi năm dựng miếu là 1805.

Không gian uy nghi, trang trọng của Thái miếu
Không gian uy nghi, trang trọng của Thái miếu

Trải qua biến thiên của thời gian cùng nhiều lần trùng tu, nhưng Thái miếu nhà Lê còn lưu giữ được nhiều hiện vật giá trị. Hơn 200 năm đã trôi qua, Thái miếu nhà Hậu Lê uy nghi đứng đó, cổ kính và linh thiêng, là nơi để hậu thế tìm về, chiêm ngắm, tỏ lòng tri ân các bậc tiền nhân, là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa. 

Hình ảnh không gian bên trong của Thái miếu
Hình ảnh không gian bên trong của Thái miếu

Gợi ý top 5 nhà hàng chất lượng ở xung quanh Thái miếu nhà Hậu Lê 

Nhà hàng Dinoco 

Dinoco là một địa chỉ nằm lòng của nhiều bạn trẻ khi nhắc đến các quán lẩu ngon ở thành phố Thanh Hóa, tọa lạc tại số 52 Lương Hữu Khánh, Phường Đông Vệ. Được vận hành theo phong cách bình dân nhưng luôn được đánh giá cao bởi hương vị thơm ngon, đáp ứng được khẩu vị của ngay cả những thực khách khó tính nhất. Menu đa dạng từ lẩu hải sản, lẩu riêu cua, lẩu bò, lẩu ếch… Song gây ấn tượng nhất vẫn là món lẩu Thái với phần nước chua cay thơm nức mũi, topping từ hải sản, thịt, rau… đều vô cùng tươi ngon.

  • Giờ mở cửa: 07h00 – 21h00.
  • Giá từ: 35.000đ (bún Thái), 180.000đ – 800.000đ.
    Hình ảnh món ăn nhà hàng Dinoco
    Hình ảnh món ăn nhà hàng Dinoco

Nhà hàng Vũ Gia Viên 

  • Địa chỉ: số 36 Lê Thánh Tông, P. Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa.
  • Giờ mở cửa: 09h00 – 23h00.
  • Giá từ: 100.000đ – 250.000đ/người.

Với ưu điểm là không gian sang trọng, lịch sự lại có cả khu tổ chức tiệc cưới riêng đây là địa chỉ ăn uống hay tiếp khách được nhiều người lựa chọn. Nhà hàng rộng rãi, thoáng mát, có khu vực để xe thuận tiện. Các món ăn ở nhà hàng đa dạng và được chế biến hoàn toàn từ nguồn nguyên liệu tươi sạch. Đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng, an tâm đến thưởng thức.

Hình ảnh không gian nhà hàng Vũ Gia Viên
Hình ảnh không gian nhà hàng Vũ Gia Viên

Nhà hàng Đồng Xanh 

  • Địa chỉ: số 226A đường Đình Hương, Đông Cương, Thành phố Thanh Hóa.
  • Giờ mở cửa: 08h30 – 22h00.
  • Giá từ: 80.000đ – 250.000đ/người.

Nhắc đến quán ăn ngon thành phố Thanh Hoá thì đây cũng là địa chỉ quen thuộc của nhiều tín đồ yêu thích ẩm thực. Nhà hàng phục vụ đa dạng món ăn với những mức giá hợp lý phù hợp với nhiều nhu cầu. Nhà hàng có các phòng riêng tư và cả một khu vực chuyên tổ chức tiệc được setup đầy đủ. Đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, đặc biệt còn có khu vui chơi cho trẻ em cực thuận tiện.

Hình ảnh thức ngon nhà hàng Đồng Xanh
Hình ảnh thức ngon nhà hàng Đồng Xanh

Nhà hàng Hương Quê 

  • Địa chỉ: số nhà 65, 86 đường Trịnh Tùng, P. Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa.
  • Giờ mở cửa: 08:30 – 22:00.
  • Giá từ: 100.000đ – 250.000đ/người.

Nhà hàng này là một trong những quán ăn ngon ở gần đền nhà Lê được đánh giá cao. Điểm ấn tượng đầu tiên phải kể đến phong cách bài trí mộc mạc từ chất liệu tre nứa mang đến sự gần gũi. Đồ ăn cũng toàn những món ngon của ẩm thực Việt, các loại đặc sản từ trên trời xuống dưới biển đều có đủ cả.

Hình ảnh nhà hàng Hương Quê
Hình ảnh nhà hàng Hương Quê

Quán Chung Béo trâu tươi 

  • Địa chỉ: Đại lộ Lê Lợi, Phường Đông Hưng, Thành phố Thanh Hóa.
  • Giờ mở cửa: 08h00 – 22h00.
  • Giá từ: 100.000 – 150.000đ/người.

Đi cùng gia đình và muốn đến một nơi để thưởng thức các món ăn từ thịt trâu tươi hay còn gọi là trâu “giật” thì chớ bỏ qua quán này. Quán bình dân nhưng có khu vực ăn uống sạch sẽ, rộng rãi có cả ngoài trời và trong nhà cho khách lựa chọn. Thực đơn các món ăn đa dạng, được chế biến chất lượng mà giá cả cũng rất phải chăng, rất đáng để đến thử một lần. 

Hình ảnh nhà hàng trâu tươi Chung Béo
Hình ảnh nhà hàng trâu tươi Chung Béo

Những lưu ý khi ghé Thái miếu nhà Hậu Lê mà du khách cần biết 

  • Giữ gìn vệ sinh chung: Không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, không hái hoa bẻ cành.
  • Giữ trật tự, an ninh: Không nói chuyện to tiếng, không chen lấn xô đẩy, không làm ảnh hưởng đến những người khác đang tham quan.
  • Tôn trọng di tích: Không sờ mó, chạm vào các hiện vật, không leo trèo lên các công trình kiến trúc.
  • Chú ý đến trang phục: Không mặc trang phục quá hở hang, phản cảm.
  • Tắt chuông điện thoại: Tắt chuông điện thoại hoặc để chế độ rung để không làm phiền những người xung quanh.
  • Cẩn thận khi chụp ảnh: Không sử dụng đèn flash khi chụp ảnh các hiện vật.
    Những lưu ý khi đến tham quan Thái miếu nhà Hậu Lê
    Những lưu ý khi đến tham quan Thái miếu nhà Hậu Lê

Thái miếu nhà Hậu Lê là một di tích lịch sử văn hóa vô cùng quý giá của Việt Nam. Nơi đây lưu giữ không biết bao nhiêu kỷ vật và là chứng nhân lịch sử quan trọng cho một thời vang danh lẫy lừng của nhà Hậu Lê. Nếu bạn có dịp đến Thanh Hóa, hãy nhớ dành thời gian tham quan di tích này để tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc độc đáo của nó.