Đền thờ Lê Hoàn là nơi du khách có thể ngược dòng thời gian, trở về với quá khứ hào hùng của dân tộc. Khi đặt chân đến đây, du khách khách như được hoà mình vào không khí trang nghiêm của chốn linh thiêng. Bên cạnh đó, bạn còn có thể chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính của nơi này với những viên gạch, mái ngói ở trong đền thờ. Hãy cùng Top Thanh Hoá AZ khám phá xem ngôi đền này có những gì nhé!
Giới thiệu đôi nét về đền thờ Lê Hoàn
Đền thờ vua Lê Hoàn có vị trí ở đâu?
Đền thờ vua Lê Hoàn là một trong số những di tích lịch sử văn hóa hàng đầu ở Việt Nam tọa lạc tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Cách trung tâm thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía Tây Bắc.
Với niên đại hơn 1.000 năm, đây không chỉ là một địa điểm du lịch nổi tiếng mà còn là biểu tượng của sự kiêu hãnh và lòng kính trọng đối với vị anh hùng dân tộc Lê Đại Hành. Đồng thời, đền thờ Lê Hoàn còn chính là sự tự hào của người dân xứ Thanh.
Lịch sử hình thành đền thờ vua Lê Hoàn
Ngôi đền thờ vua Lê Đại Hành được xây dựng nên với mục đích tưởng nhớ và tri ân công đức của vị vua đời đầu đặt nền móng cho một nước Đại Cồ Việt vững mạnh như Vị hoàng đế Lê Đại Hành ấy đã có công lao lớn trong việc phá Tống, Bình Chiêm mang về chiến công vang dội cho dân tộc.
Sự nghiệp hiển hách của Vua Lê Đại Hành không chỉ làm nổi bật trong chiến trường mà còn trong việc xây dựng quốc gia, bảo vệ văn hóa, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đến nay, Đền thờ Lê Hoàn là biểu tượng sống động của thời kỳ huy hoàng Tiền Lê.
Nên sau khi vua mất người dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn năm 1028. Ngôi đền cũng được tu sửa nhiều lần dưới thời các triều đại như nhà Lý, nhà Trần hay nhà Hậu Lê với ý nghĩa là một di tích lịch sử quan trọng, mang danh là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất Việt Nam.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, mặc dù ngôi đền đã từng bị hư hại do chiến tranh và thiên tai nhưng với sự nỗ lực, cố gắng và tâm huyết của người dân nơi đây ngôi đền đã được bảo vệ và trùng tu nhiều lần để lưu giữ những giá trị văn hoá lịch sử quý báu như những gì ngôi đền đang sở hữu.
Đến năm 2018, đền thờ Lê Hoàn được vinh danh xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt. Điều này đã chứng tỏ cho sự quan tâm và nỗ lực của chính quyền cùng người dân đã đồng lòng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hoá của ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh.
Kinh nghiệm khi đến tham quan đền thờ Lê Hoàn
Hướng dẫn đường đi đến đền thờ
Thanh Hoá là một tỉnh du lịch nên hệ thống giao thông ở đây rất phát triển nhằm phục vụ nhu cầu đến tham quan, khám phá của du khách và đi lại của người dân. Chính vì vậy, đường đi đến đền thờ Lê Hoàn cũng khá thuận tiện:
- Xe khách: Có nhiều hãng xe khách khai thác tuyến đường Hà Nội – Thanh Hóa như The Sinh Tourist, Sao Việt, Hải Vân… Giá vé dao động từ 120.000 – 180.000 VNĐ/lượt. Du khách xuống xe tại bến xe Thanh Hóa, sau đó bắt taxi hoặc xe ôm đến đền thờ Lê Hoàn (khoảng 50 km).
- Xe máy/ô tô riêng: Đi theo hướng cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, sau đó rẽ trái vào Quốc lộ 1A. Tiếp tục đi theo Quốc lộ 1A qua các địa phương như Ninh Bình, Thanh Hóa. Đến thị trấn Lam Sơn, rẽ trái vào đường Lê Lai, đi khoảng 5km sẽ đến đền thờ Lê Hoàn.
- Xe buýt: Bạn bắt xe buýt tuyến Thanh Hóa – Thọ Xuân. Sau đó, xuống xe tại bến xe Thọ Xuân, sau đó bắt taxi hoặc xe ôm đến đền thờ Lê Hoàn (khoảng 10 km).
Đến đền thờ Lê Hoàn thời điểm nào là phù hợp?
Đền thờ Lê Hoàn luôn chào đón du khách đến tham quan và chiêm bái, tìm hiểu lịch sử dân tộc vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Song, để thêm phần vui nhộn và giúp du khách hiểu và biết nhiều hơn những nét đẹp văn hoá thì du khách có thể lựa chọn đi vào thời gian tổ chức lễ hội hàng năm của đền thờ Lê Hoàn vào mùng 8 tháng 3 âm lịch.
Thông tin về lễ hội đền thờ Lê Hoàn
Cứ vào ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân xứ Thanh cùng với du khách thập phương sẽ nô nức tham gia lễ hội Lê Hoàn – người lãnh đạo nhân dân ta đánh tan cuộc xâm lược nhà tống năm 981.
Theo đó, lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập – Thọ Xuân (Thanh Hoá). Đây được coi là lễ hội hành tráng, có quy mô cấp tỉnh.
Cũng như bao lễ hội khác, lễ hội Lê Hoàn được chia thành 2 phần: phần lễ và phần hội. Đối với phần lễ của lễ hội đền thờ Lê Hoàn được bắt đầu bằng nghi lễ dâng hương rước kiệu để tưởng nhớ tới công đức to lớn của Lê Hoàn và các tướng lĩnh thời bấy giờ. Những người đã vì nước vì dân, hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc. Sau đó là đọc Chúc Văn và đánh trống khai hội sau đó là diễn văn và tri ân lịch sử để nhấn mạnh tầm quan trọng của giá trị văn hoá, lịch sử.
Sau phần lễ là đến phần hội, phần này được bắt đầu bằng chương trình nghệ thuật sân khấu hoá của các nghệ sĩ địa phương và đội văn nghệ quần chúng thực hiện. Sau đó là hoạt động văn hoá dân gian và thi đấu thể thao như cờ tướng, kéo co, đấu vật,…Và cuối cùng là tuần lễ văn hoá, du lịch, ẩm thực.
Khám phá kiến trúc của đền thờ Lê Hoàn
Đền được thiết kế theo hình chữ “Công”. Cấu trúc chính của đền bao gồm các nhà tiền đường, trung đường và hậu cung, tạo nên một quần thể kiến trúc vững chãi và tráng lệ. Hệ vì kèo đặc trưng của thời kỳ Tiền Lê được tinh tế kết hợp, tạo nên một không gian linh thiêng và trang nghiêm.
Đặc biệt ở đây có hệ vì kèo của Đền thờ Lê Hoàn là đặc trưng cho văn hóa kiến trúc thời Tiền Lê. t những cột và kèo được kết cấu một cách tỉ mỉ và hài hòa, tạo nên nét đẹp truyền thống và tinh tế. Sự linh hoạt trong cách bố trí kèo và cột không chỉ mang lại tính ổn định mà còn tạo nên một diện mạo độc đáo cho ngôi đền.
Bên cạnh đó, nét độc đáo của kiến trúc Đền thờ Lê Hoàn là hệ thống giá chiêng và rường. Những công trình này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ của đền mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và tâm linh. Giá chiêng được kết cấu một cách tỉ mỉ, tạo ra những âm thanh trầm bổng trong các lễ hội và nghi lễ.
Ngoài kiến trúc nổi bật, Đền thờ Lê Hoàn còn lưu giữ nhiều hiện vật quý báu. Điển hình là hai tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, ghi lại thân thế và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành. Những hiện vật này không chỉ là minh chứng lịch sử mà còn là kho tàng văn hóa có giá trị lớn.
Gợi ý những địa điểm tham quan khác xung quanh đền thờ Lê Hoàn
Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Nhắc đến những ngôi chùa đẹp ở Thanh Hóa không thể bỏ qua Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng. Ngôi chùa nằm ở đường đồi C4, P. Hàm Rồng, Thanh Hoá. Những người theo đạo Phật chắc chắn biết về ngôi chùa nổi tiếng này, nơi mà hàng năm thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng có một sự độc đáo và mới lạ hơn so với các ngôi chùa khác.
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh
Địa danh này thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Di tích lịch sử Lam Kinh là nơi mà anh hùng dân tộc Lê Lợi đã chọn dựng cờ để khởi nghĩa chống lại quân Minh xâm lược, đó cũng là nơi để thờ cúng các vị vua và hoàng hậu của triều đại Lê.
Khu di tích Lam Kinh đặc trưng bởi nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang trong mình di sản văn hóa của cung đình và toàn bộ các bia ký, lăng mộ,… minh chứng cho sự phát triển văn hóa và kiến trúc của quốc gia.
Mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về Lam Kinh để tham quan và dâng hương, cầu mong một năm mới tràn đầy sức khỏe, may mắn và thành công. Hay đến thăm khu di tích Lam Kinh vào dịp lễ hội từ 21 – 23 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Đền thờ Lê Hoàn là ngôi đền lịch sử khai quốc của triều Tiền Lê đã mang về nhiều chiến công hiển hách cho dân tộc. Nếu như bạn là người đam mê lịch sử, muốn tìm hiểu về cội nguồn, có hứng thú muốn tham quan ngôi đền cổ xưa mang phong cách hoài niệm và dấu ấn lịch sử thì đừng quên ghé thăm nơi đây khi đặt chân đến Thanh Hoá nhé!