Tọa lạc ở phía đông nam tỉnh Thanh Hóa, huyện Hậu Lộc hiện lên như một bức tranh đồng quê thanh bình, trù phú với những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài, những làng quê cổ kính và những con người thân thiện, mến khách. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn bởi những giá trị văn hóa và lịch sử lâu đời. Hãy cùng Top Thanh Hoá AZ tìm hiểu thông tin tổng quan về khu vực này nhé! 

Thông tin tổng quan về huyện Hậu Lộc Thanh Hoá

Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 25 km về phía đông bắc. Phía bắc giáp huyện Nga Sơn và Hà Trung. Phía nam và phía tây giáp huyện Hoằng Hóa. Phía đông giáp biển Đông nên khá thuận lợi cho phát triển các nghề về biển. 

Điều kiện tự nhiên Hậu Lộc rất đa dạng, giàu tiềm năng với 3 vùng: đồi, đồng bằng phù sa và vùng ven biển. Những yếu tố này là điều kiện thuận lợi cho Hậu Lộc phát triển kinh tế trên các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ.

Dưới đây là thông tin liên hệ quan trọng của huyện Hậu Lộc, các bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin nếu cần giúp đỡ khi đến đây nhé: 

Lịch sử hình thành huyện Hậu Lộc 

Thời kỳ các Vua Hùng dựng nước đất Hậu Lộc là vùng đất của người bộ lạc Du Phát, trực thuộc bộ tộc Cứu Chân.

Thời kỳ An Dương Vương, Triệu Đà: phân cấp hành chính vẫn phụ thuộc và địa bàn cư trú của bộ lạc vi s quản lý cục bộ địa phương của các lạc tướng Lạc hầu. Đất Hậu Lộc vẫn thuộc bộ lạc Dư Phát, vùng đất này kéo dài từ bắc Lạch Trường cho tới phía, tây Hà Trung và cả vùng đất cổ của Nga Sơn. Dư Phát thuộc vùng Cửu Chân.

Thời kì Bắc thuộc: Hậu Lộc vẫn mang tên cũ thành huyện Dư Phát, quận Cửu Chân sau nhiều lần thay đổi tên cùng thay đổi địa phận hành chính khác nhau ,vào năm 1821, vua Minh Mệnh đổi tên huyện thành Hậu Lộc, và tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay.

Lịch sử hình thành huyện Hậu Lộc
Lịch sử hình thành huyện Hậu Lộc

Đơn vị hành chính của huyện Hậu Lộc 

Huyện Hậu Lộc có 1 thị trấn và 26 xã cùng hệ thống các trường học nằm trong địa bàn.Trụ sở huyện lỵ là thị trấn Hậu Lộc với các đơn vị hành chính được giao dịch ở đây. Hệ thống chi nhánh các ngân hàng cùng các dịch vụ kèm theo phát triển, đảm bảo mọi giao dịch cho người dân và du khách gần xa. 

Các xã trực thuộc huyện Hậu Lộc lần lượt là: Cầu Lộc, Đa Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Hải Lộc, Hoa Lộc, Hoa Lộc, Hưng Lộc, Liên Lộc, Lộc Sơn, Minh Lộc, Mỹ Lộc, Ngư Lộc, Phong Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc, Thạnh Lộc, Thuận Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc, Tuy Lộc, Xuân Lộc,…

Bản đồ hành chính của huyện
Bản đồ hành chính của huyện

Hệ thống giao thông của huyện Hậu Lộc 

  • Đường quốc lộ: Huyện Hậu Lộc có mạng lưới đường quốc lộ, bao gồm các tuyến đường quốc lộ như QL1A và QL15A, giúp kết nối với các tỉnh và thành phố lớn trong vùng và cả nước.
  • Đường tỉnh lộ: Ngoài các tuyến đường quốc lộ, huyện Hậu Lộc còn có đường tỉnh lộ quan trọng như tỉnh lộ 523, tỉnh lộ 524, và các đoạn đường tỉnh lộ khác. Các đường này thường được sử dụng để di chuyển trong huyện và kết nối với các xã, thị trấn và các địa phương khác.
  • Giao thông công cộng: Giao thông công cộng như xe buýt có thể hạn chế trong huyện Hậu Lộc, và đa số người dân sử dụng xe máy và xe cá nhân cho việc di chuyển cá nhân và hàng hóa.
  • Giao thông đường sắt và đường hàng không: Huyện Hậu Lộc không có đường sắt hoặc sân bay. Các tuyến đường sắt và sân bay gần nhất thường nằm ở các thành phố lớn và tỉnh lân cận như Thanh Hóa và Vinh.
    Bản đồ hệ thống giao thông của Hậu Lộc Thanh Hóa
    Bản đồ hệ thống giao thông của Hậu Lộc Thanh Hóa

Điểm danh những địa điểm du lịch nổi tiếng ở huyện Hậu Lộc 

Khu di tích văn hoá Đền Bà Triệu 

Khu di tích Bà Triệu là nơi thờ tự bà Triệu Thị Trinh, nữ anh hùng có công với đất nước. Nơi đây còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm và một kho tàng các sự tích, huyền thoại, câu đối, ca dao, thơ. Nhiều cổ vật được gìn giữ cẩn thận. Lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức để kỷ niệm ngày hoá vua bà Triệu Thị Trinh, diễn ra liên tục từ ngày 19 đến 24/2 âm lịch hàng năm.

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh 

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh tọa lạc ở thôn Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh được xây dựng quy mô trên một nền chùa cũ đã đổ nát vào thời gian sau sự kiện vua Lý Nhân Tông trở về kinh đô.

Chùa Ngọc Đới

Chùa Ngọc Đới được xây dựng lại vào năm Nhâm Thìn (1892). Hiện nay ngôi chùa chính còn nguyên kiến trúc cũ, cấu trúc theo hình chữ Đinh: Tiền đường 5 gian, hậu cung 3 gian. Chùa còn giữ được 32 pho tượng cổ (trong đó có 1 pho tượng đồng và 31 pho tượng gỗ). Ngoài ra chùa còn nhiều hiện vật quý: Đại tự, câu đối, 4 tấm bia khắc bằng chữ hán, tắc tải, long ngai, kiệu…

Cửa biển Lạch Trường 

Cửa biển Lạch Trường nằm giữa huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc, là nơi hợp lưu giữa dòng sông Lạch Trường với biển. Vùng cửa biển này từng ghi dấu chiến thắng trận đầu của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam vào ngày 5/8/1964.

Chùa Cam Lộ 

Cam Lộ là ngôi chùa cổ có từ thời trần, trên bờ bắc của sông Lạch Trường thuộc địa phận làng Trương Xá xã Hoà Lộc. Chùa Cam Lộ lúc đầu có tên là Thần Nông Tự, tháng 7 năm mậu thìn 1748 có điềm lành trời sa nước ngọt xuống phía đông chùa nên người dân địa phương gọi là chùa Cam Lộ.

Khám phá ẩm thực của huyện Hậu Lộc 

Là vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều loại đặc sản nổi tiếng khắp cả nước, ngoài món nem chua xứ Thanh Hậu Lộc còn có rượu Chi nê: từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc đây là loại rượu cho các quan lại trong triều và các sỹ quan cao cấp của quân đội Pháp, được lên men bằng công nghệ cổ truyền với 36 vị thuốc bắc và được chưng cất bằng công nghệ truyền thống. Uống vào vừa ngon, vừa êm dịu lại vừa nâng cao sức khỏe, đặc biệt không gây cảm giác nhức đầu.

Bánh đa của làng biển Hậu Lộc là món ăn không thể thiếu với những người đi biển, là món quà rất đỗi thân quen mang hương vị mặn mòi của quê hương với những người xa xứ. Chiếc bánh mộc mạc giản dị, rất đổi đơn sơ nhưng để làm được chiếc bánh là cả một quá trình tỉ mỉ và công phu. Ngoài ra còn có các loại đặc sản truyền thống: Mắm tôm, moi hấp ăn với khế chua Ngư Lộc, con dắt Hòa Lộc, con phi Hải lộc và phi sông Trà Khúc.

Hình ảnh đặc sản của huyện Hậu Lộc Thanh Hoá
Hình ảnh đặc sản của huyện Hậu Lộc Thanh Hoá

Thông tin quy hoạch đất của huyện Hậu Lộc 

Theo đó, phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất huyện Hậu Lộc giai đoạn 2021 – 2030 với các chỉ tiêu chủ yếu sau:

Diện tích và cơ cấu các loại đất: Tổng diện tích đất tự nhiên là 14.367,08 ha

  • Nhóm đất nông nghiệp: 7.579,17 ha
  • Nhóm đất phi nông nghiệp: 6.645,5 ha
  • Nhóm đất chưa sử dụng: 142,4 ha

Khu vực chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2030 huyện Hậu Lộc

  • Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 2.089,17 ha
  • Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp: 202,99 ha

Diện tích đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đúng mục đích quy hoạch đến năm 2030:

  • Đất nông nghiệp: 94,16 ha
  • Đất phi nông nghiệp: 34,56 ha
    Bản đồ quy hoạch huyện Hậu Lộc
    Bản đồ quy hoạch huyện Hậu Lộc

Như vậy, thông qua bài viết, Top Thanh Hoá AZ đã giới thiệu cho bạn về huyện Hậu Lộc Thanh Hoá khiến cho bạn ít nhiều cũng ít nhiều hiểu được hơn về khu vực này. Với những ưu điểm về du lịch, về giao thông huyện Hậu Lộc đang ngày một khẳng định mình hơn nữa. Nếu có dịp đến Thanh Hoá bạn hãy ghé qua huyện Hậu Lộc để khám phá hết những vẻ đẹp, điểm đặc biệt của cảnh vật và con người nơi đây nhé.