Nằm giữa lòng Thanh Hoá sôi động bởi các điểm du lịch hấp dẫn, chùa Báo Ân hiện lên như một vùng trời yên bình. Ngôi chùa níu chân du khách bằng vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm mà rất đỗi yên bình, dễ chịu. Nơi đây cũng là nơi thường xuyên lui tới của đông đảo các Phật tử gần xa. Hãy để Top Thanh Hoá AZ dẫn bạn đi tham quan, khám phá ngôi chùa cổ kính mà thạnh tịnh này nhé! 

Giới thiệu đôi nét về chùa Báo Ân 

Chùa Báo Ân toạ lạc tại làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Chùa nằm dưới chân núi Báo, ở vào vị trí đại long ngai, tiền đường nhìn về hướng Tây Nam. Trước chùa có dòng sông Mã uốn lượn rất nên thơ, bên kia bờ là xã Định Tân, huyện Yên Định. 

Không chỉ có niên đại hàng mấy trăm năm, chùa Báo Ân còn là tài sản văn hóa rất linh thiêng của làng Đại Lý, nơi đây là chốn sinh hoạt tâm linh của cả làng với trên 10 dòng họ, gồm 25 chi. Ngôi chùa là sợi dây liên kết chặt chẽ, gắn bó của người dân trong nhiều thế kỷ qua.

Đến nay, Chùa Báo Ân đã trở thành nơi được nhiều du khách yêu thích tìm đến chiêm bái, vãng cảnh, thả mình vào không gian thoáng đãng, nên thơ hài hòa, gắn liền với cảnh vật xung quanh của chùa. Vào năm 2005, chùa Báo Ân được công nhận là di tích lịch sử văn hoá. 

Hình ảnh chùa Báo Ân Thanh Hoá
Hình ảnh chùa Báo Ân Thanh Hoá

Lịch sử hình thành của ngôi chùa 

Theo một số tài liệu ghi lại, chùa Báo Ân xuất phát từ truyền thuyết về vị tổ sư trụ trì thời Lý (thế kỷ XI–XII) tại chùa, ông là người có kiến thức thông tuệ về văn học lẫn y học. Nhà sư vừa trụ trì chùa, vừa tham gia triều chính phò tá giúp Vua. Sau khi tu luyện đắc đạo, nhà sư cáo quan, chỉ chuyên tâm cai quản chùa và truyền bá Phật pháp. 

Vua mến tài, nhiều lần mời ra kinh thành Thăng Long tham gia chính sự, nhưng ông từ chối. Có lần buộc lòng theo quan về kinh, dọc đường ông dùng phép thần thông trốn quay lại chùa. Ngày 26-7 (ÂL) là ngày mất của ông. Để tưởng nhớ công lao của ông, triều đình cho xây dựng ngôi chùa mới nơi công tu luyện đắc đạo, lấy tên là chùa Báo Ân.

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, sự phong hóa của thiên nhiên, ngôi chùa nhiều lần bị phá hủy, chỉ còn phế tích. Khi cuộc khởi nghĩa Ba Đình nổ ra, giặc Pháp đã về đốt phá chùa. Năm 1905, triều Vua Thành Thái, chùa được trùng tu, cho dựng bia ghi lại sự kiện này.

Năm 2001, được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân xã Thiệu Vân và các tín đồ Phật tử, chùa Báo Ân được trùng tu và xây dựng lại để tưởng nhớ công ơn và bày tỏ lòng thành kính cũng như tiếp tục duy trì, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa của dân tộc. 

Câu chuyện hình thành nên ngôi chùa
Câu chuyện hình thành nên ngôi chùa

Thông tin về lễ hội “rước nước” nổi tiếng của chùa 

Lễ hội mang dấu ấn văn hóa dân gian này nhằm nhắc nhớ về cội nguồn, nhớ công ơn tổ tiên hết lòng thương con qua cuộc di dân thời nguyên thủy, đưa các con, các cháu về đồng bằng sinh sống theo những dòng sông.

Phần lễ chính Rước Nước với sự tham gia của 5 chiếc thuyền trên bến Báo Ân đoàn thuyền sẽ chạy 5 vòng quanh vụng quần tiên, ghềnh trùng trục, bãi đá bàn, hòn đá ngốc rồi Rước Nước về dâng lên cúng Phật, Mẫu, cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi dân làng no ấm, bình an.

Hình ảnh lễ hội "rước nước" tại chùa
Hình ảnh lễ hội “rước nước” tại chùa

Tại sông trước cổng chùa Báo Ân người dân và Tăng Ni, Phật tử tham gia thả hoa đăng trên dòng sông mã và nghe hát đối đáp trên những chiếc thuyền lướt trên sông Mã. Bên cạnh phần lễ còn diễn ra phần hội với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như đẩy gậy, kéo co, cờ người, bài điếm và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác.

Hình ảnh người dân cùng tăng ni trong chùa thả đèn hoa đăng
Hình ảnh người dân cùng tăng ni trong chùa thả đèn hoa đăng

Hướng dẫn đường đi đến chùa Báo Ân Thanh Hoá 

Đường đi đến chùa Báo Ân Thanh Hoá tương đối thuận tiện và dễ đi nên du khách có thể lựa chọn bất kì phương tiện di chuyển nào phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân mình: 

Xe khách:

  • Quãng đường: Khoảng 150km.
  • Thời gian di chuyển: Khoảng 3 tiếng.
  • Giá vé: Khoảng 100.000 – 150.000 đồng/lượt.

Du khách có thể bắt xe khách từ bến xe Giáp Bát hoặc bến xe Mỹ Đình đi Thanh Hóa. Có nhiều hãng xe khai thác tuyến đường này như: The Sinh Tourist, Sao Việt, Đức Thịnh, v.v. Sau khi đến bến xe Thanh Hóa, du khách có thể bắt taxi hoặc xe ôm đến Chùa Báo Ân.

Xe máy/ô tô:

  • Quãng đường: Khoảng 150km.
  • Thời gian di chuyển: Khoảng 3 tiếng.
  • Lộ trình: Từ Hà Nội, bạn đi theo đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.Sau khi qua khỏi trạm thu phí Cầu Giẽ, bạn tiếp tục đi theo hướng Quốc lộ 1A. Đi thẳng khoảng 100km sẽ đến thành phố Thanh Hóa. Từ thành phố Thanh Hóa, bạn đi theo đường Lê Lai về hướng Tây. Đi thẳng khoảng 1km sẽ đến Chùa Báo Ân.
    Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Báo Ân Thanh Hoá
    Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Báo Ân Thanh Hoá

Khám phá kiến trúc của chùa Báo Ân Thanh Hoá 

Chùa Báo Ân  gồm 3 gian tiền sảnh và 3 gian hậu cung. Gian hậu cung chính giữa thờ Đức Phật, gian hậu cung phải thờ Mẫu, gian hậu cung trái thờ Thành Hoàng làng, người có công sáng lập làng Đại Lý. Hiện trong chùa còn lưu giữ 7 pho tượng tạo tác bằng gỗ quý, với kỹ thuật khá điêu luyện.

Ngoài ra, chùa Báo Ân được trang trí bằng nhiều họa tiết tinh xảo, mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Việt Nam như: rồng phượng, hoa sen, lá đề, mây lửa, v.v. Các họa tiết được chạm khắc trên gỗ, đá, mái ngói, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng cho ngôi chùa.

Gian thờ chính của chùa Báo Ân
Gian thờ chính của chùa Báo Ân

Bên cạnh đó, chùa Báo Ân sở hữu hệ thống tượng Phật đồ sộ, đa dạng với nhiều chất liệu như gỗ, đồng, đá. Các pho tượng được chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự uy nghi, linh thiêng và lòng thành kính của người dân địa phương. Sân vườn của Chùa Báo Ân được bài trí hài hòa, kết hợp giữa cây xanh, hoa lá và các hạng mục kiến trúc, tạo nên không gian thanh tịnh, bình yên.

Toàn cảnh khuôn viên chùa Báo Ân trên bản vẽ
Toàn cảnh khuôn viên chùa Báo Ân trên bản vẽ

Gợi ý những nơi tham quan xung quanh chùa Báo Ân Thanh Hoá 

Thái miếu nhà Hậu Lê 

Đền thờ nhà Lê hay còn được gọi là Thái miếu nhà Hậu Lê nằm ở Kiều Đại, P. Đông Vệ, Thanh Hoá. Được xây dựng vào năm 1428 tại Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hoá. Sau khi bị cháy, Thái miếu đã được di chuyển vào Thăng Long. Vào năm 1802, vua Gia Long đã quyết định chuyển Thái miếu trở lại quê Thanh ở vùng đất này. 

Là nơi lưu trữ tất cả bài vị của 27 vua (21 vua đương triều và 6 vua đã qua đời) của nhà Hậu Lê trong thời kỳ từ năm 1418 – năm 1789, cùng với các bà Hoàng thái hậu. Đền còn thờ hai vị khai quốc là Nguyễn Trãi và Lê Lai. Đặc biệt, còn có 6 bức tượng của các vị vua và các bà phi tần từ các quốc gia khác nhau như: Hà Lan, Mường, hai người vợ Chăm và một bà quê Kinh Bắc.

Hình ảnh Thái miếu nhà Hậu Lê
Hình ảnh Thái miếu nhà Hậu Lê

Đền Sòng Sơn 

Nằm tại phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hoá, Đền Sòng Sơn trước đây còn được gọi là đền Sùng Trân. Đền Sòng được xây dựng vào thời Cảnh Hưng, dưới triều đại của vua Lê Hiển Tông (1740-1786). 

Có một câu chuyện truyền thuyết cho biết rằng, một ông lão đã cắm chiếc gậy tre khô xuống đất làng Cổ Đam và khấn rằng: “Nếu gậy tre này tươi tốt, hãy xây một đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Đúng như lời tiên tri đó, gậy tre đã trở nên xanh tươi, phát triển rễ và chồi non, mang lại sự kỳ diệu.

Hình ảnh đền Sòng Sơn
Hình ảnh đền Sòng Sơn

Đền cô Chín 

Địa chỉ: phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá. Cô Chín là một Tiên Cô tài phép theo đạo Mẫu Sòng. Cô Chín cũng có tài xem bói, khi cô xem 1.000 quẻ, không sai một quẻ nào. Cô còn có phép thần thông quảng đại và có thể thu giam hồn phách của những ai phạm tội cô và đưa vào Thiên Đình sau đó, cô làm cho họ điên loạn. 

Vua đã lập đền thờ cô ở xứ Thanh và trước đền có chín chiếc giếng nước tự nhiên mà cô quản lý. Từ đây đến đền Sòng chỉ 1km, tham quan dễ dàng ở đền cô Chín

Hình ảnh tượng thờ tự cô Chín
Hình ảnh tượng thờ tự cô Chín

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc đáo, Chùa Báo Ân Thanh Hoá xứng đáng là điểm đến không thể bỏ qua. Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thanh tịnh, mà còn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa Phật giáo và lịch sử dân tộc. Vì vậy hãy ghé thăm ngôi chùa này nếu bạn có dịp đến chơi xứ Thanh nhé.