Huyện Cẩm Thuỷ của tỉnh Thanh Hoá nổi bật lên là một mảnh đất trù phú, tựa như viên ngọc quý ẩn mình giữa chốn đô thị phồn hoa. Nơi đây mang trong mình bề dày lịch sử cùng với những cảnh đẹp của núi rừng hay xao xuyến lòng người. Huyện Cẩm Thuỷ không chỉ đơn thuần là một khu dân cư mà còn à khu du lịch bảo tồn thiên nhiên, sinh thái. Qua bài viết này, Top Thanh Hoá AZ muốn giới thiệu cho các bạn tổng quan hơn về khu vực này.
Thông tin tổng quan về huyện Cẩm Thuỷ
Giới thiệu đôi nét về huyện Cẩm Thuỷ
Cẩm Thủy là huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây – Bắc tỉnh Thanh Hóa. Huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa 70km. Trên địa bàn huyện có đường quốc tế 217 dài 40km nối thượng Lào với biển Đông. Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217, sông Mã giao nhau tại thị trấn Cẩm Thủy, tạo điều kiện thuận lợi để liên kết Cẩm Thủy với các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất là với thủ đô Hà Nội.
Huyện Cẩm Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên là 425,03 km², dân số năm 2018 là 113.580 người. Mật độ dân số là 267 người.
Dưới đây là thông tin liên lạc quan trọng của huyện Cẩm Thuỷ, các bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin nếu như cần sự giúp đỡ khi đến đây:
- Địa chỉ: Huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Điện thoại: 0869 548 428
- Fanpage: Công an huyện Cẩm Thuỷ
Lịch sử hình thành của huyện Cẩm Thuỷ
Thời Đinh, Lê, Lý có huyện có tên là Cử Long Man. Thời Trần, Hồ lại đổi tên là Lỗi Giang, sang thời Lê sơ có tên là Lạc Thủy, đến đời vua Lê Thánh tông (Quang Thuận 1460 – 1469) được đối tên là huyện Cẩm Thủy và giữ đến nay.
Cẩm Thủy là vùng đất anh hùng trong phong trào kháng chiến chống quân xâm lược và trong hai cuộc kháng chiến chống bọn thực dân pháp và đế quốc Mỹ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và sự thay đổi địa lý hành chính, huyện Cẩm Thủy hiện nay có 19 xã và 1 thị trấn. Huyện Cẩm Thủy có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Mường, Dao và một số dân tộc anh em khác.
Vị trí địa lý của huyện Cẩm Thuỷ
- Phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc
- Phía bắc huyện Cẩm Thủy giáp huyện Thạch Thành
- Phía tây Cẩm Thủy giáp với huyện Bá Thước
- Phía nam huyện Cẩm Thủy giáp với huyện Ngọc Lặc và Yên Định.
Điều kiện tự nhiên của huyện Cẩm Thủy
Về địa hình
Huyện Cẩm Thuỷ có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao trung bình 200 – 400 m, độ dốc trung bình 25 – 30°, có núi Đèn cao 953 m, núi Hạc cao 663 m, ở giữa có một thung lũng có sông Mã chảy ở giữa dài hơn 40km.
Về khí hậu
Cẩm Thủy có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tổng nhiệt độ trong năm 8.400 – 8.500°C. Cẩm Thủy có địa hình lòng chảo thấp dần từ phía Tây Nam và Đông Bắc xuống thung lũng sông Mã, trong đó trên 80% diện tích là đồi núi.
Bản đồ hành chính của huyện Cẩm Thuỷ
Hiện tại, huyện Cẩm Thuỷ đang có 17 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó thị trấn Phong Sơn là huyện lỵ, nơi đây quy tụ nhiều hoạt động nổi bật hơn so với các xã của huyện. Bên cạnh đó 16 xã còn lại lần lượt là: Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Giang, Cẩm Liên, Cẩm Long, Cẩm Lương, Cẩm Ngọc, Cẩm Phú, Cẩm Quý, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Tú, Cẩm Vân, Cẩm Yên.
Điểm danh những địa điểm du lịch gần huyện Cẩm Thuỷ
Huyện Cẩm Thuỷ Thanh Hoá không chỉ là một khu dân cư mà nó còn là nơi quy tụ khá nhiều danh lam thắng cảnh đẹp của tỉnh, là điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến tham quan hàng năm, Dưới đây là các địa điểm du lịch huyện Cẩm Thuỷ mà bạn cần biết:
Suối cá thần Cẩm Lương
- Địa chỉ: Thôn Lương Ngọc, Cẩm Lương, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Giá vé: Người lớn khoảng 20.000 đồng/vé, trẻ em khoảng 10.000 đồng/vé, trẻ em chiều cao dưới 1m miễn phí.
- Mở cửa: Cả ngày
Chùa Rồng
- Địa chỉ: Cẩm Thạch, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Giá vé: Miễn phí
- Mở cửa: Cả ngày
Động Cửa Hà
- ĐỊa chỉ: xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá
- Giá vé: Miễn phí
- Mở cửa: Cả ngày
Chùa Ngọc Châu
- Địa chỉ: Cẩm Sơn, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Giá vé: Miễn phí
- Mở cửa: Cả ngày
Top 10 quán ăn ngon chất lượng ở huyện Cẩm Thuỷ
- Nhà hàng khách sạn Sơn Thuỷ: 99 tổ 2, TT. Cẩm Thuỷ, huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Nhà hàng Vân Hà: Quốc lộ 217, thôn Cửa Hà 2, xã Cẩm Phong, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Khu ẩm thực sinh thái suối Cá Thần: thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ
- Nhà hàng Đệ Nhất Quán: Quốc lộ 217, Cẩm Thạch, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Quán ăn Thân Kiều: Cẩm Lương, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Quán Cây Me: huyện Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Nhà hàng Trung Tường: 1 đường Hồ Chí Minh, xã Cẩm Sơn, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Quán Bia Anh Nội: xã Cẩm Châu, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Nhà hàng Thiện Hương: thông Lương Ngọc, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
- Nhà hàng Như Ngọc: xã Cẩm Bình, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá
Khám phá ẩm thực đặc sắc
Với vùng đất đa dạng, nhiều dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc lại có những nét ẩm thực đặc sắc khác nhau.Đặc biệt là lợn muối chua là món ăn độc đáo, đặc biệt của người Mường, miền núi phía Bắc. Đây là món truyền thống đồng bào Mường chỉ dùng để tiếp khách quý.
Ngoài ra người Cẩm Thủy còn chế biến nhiều món ăn rất ngon từ chính quê mình như: cá trắm sông Mã hấp đu đủ, ếch hấp củ chuối và nhất là món bánh lá.Bánh lá là đặc sản của vùng thường được làm để cúng giỗ, lễ Tết hoặc thết đãi khách đường xa. Đặc sắc hơn nữa Cẩm Thủy còn có rượu cần. Uống rượu cần bên bếp lửa, nghe điệu Xường xứ Thanh.
Với những tiềm năng to lớn về văn hóa và du lịch, huyện Cẩm Thủy đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên, trải nghiệm bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số. Nếu có dịp đi du lịch Thanh Hoá bạn hãy ghé thăm Cẩm Thủy để có những trải nghiệm đáng nhớ nhé.