Như các bạn đã biết, thành phố Sầm Sơn từ lâu đã là một địa điểm nổi tiếng của xứ Thanh. Nơi đây được ví như viên ngọc quý, là cái nôi của sự phát triển kinh tế Thanh Hoá khi sở hữu được bãi biển dài và đẹp, cùng với nhiều những địa điểm du lịch nổi tiếng, cơ sở hạ tầng hiện đại và cả những nét đẹp văn hoá sống động, đa dạng. Nào bây giờ thì hãy cùng Top Thanh Hoá AZ đi tìm hiểu xem thành phố Sầm Sơn có gì đặc biệt mà được dành những lời khen có cánh đến vậy nhé! 

Thông tin tổng quan về thành phố Sầm Sơn 

Sầm Sơn là thành phố du lịch nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Những năm gần đây, nhiều tập đoàn lớn đều chọn thành phố Sầm Sơn là nơi dừng chân để đầu tư. Thành phố Sầm Sơn được thành lập dựa trên toàn bộ diện tích và dân số theo nghị quyết số 368/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 2017. Hiện nay, thành phố Sầm Sơn bao gồm 4 phường và 1 xã với tổng diện tích 17,9km2 (chiếm 01,16% diện tích tỉnh Thanh Hóa) và dân số (đến năm 2010) là 62.550 người (chiếm 1.68% dân số Thanh Hóa).

Dưới đây là thông tin liên hệ của công an thành phố Sầm Sơn, hãy tham khảo để biết thêm thông tin nếu như bạn cần giúp đỡ khi đến thành phố biển này: 

  • Địa chỉ: 85A Nguyễn Du, TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Điện thoại: 0869 547 304 
  • Fanpage: Công an Thành phố Sầm Sơn
    Toàn cảnh thành phố Sầm Sơn khi về đêm
    Toàn cảnh thành phố Sầm Sơn khi về đêm

Vị trí địa lý của thành phố Sầm Sơn 

Thành phố Sầm Sơn là một thành phố có vị trí địa lý thuận lợi. Từ đây, người dân có thể di chuyển sang các khu vực lân cận, các cơ quan hành chính của tỉnh Thanh Hóa dễ dàng. Cụ thể: 

  • Nằm ở phí Đông tỉnh Thanh Hóa
  • Cách thành phố Thanh Hóa 16km 
  • Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa
  • Phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương
  • Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
    Vị trí địa lý của thành phố biển xinh đẹp Sầm Sơn
    Vị trí địa lý của thành phố biển xinh đẹp Sầm Sơn

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của thành phố Sầm Sơn 

Thành phố Sầm Sơn Thanh Hoá là một thành phố được thiên nhiên ưu ái, có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, du lịch,…

Đặc điểm khí hậu của thành phố Sầm Sơn 

Thành phố Sầm Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có 2 mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh khô mưa ít. Mặc dù, Sầm Sơn có sự phân chia 2 mùa rõ rệt nhưng nhờ có biển điều hòa nên khí hậu mùa hè ít nóng và mùa đông ít lạnh. Do đó, Sầm Sơn rất thích hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng.

  • Chế độ nhiệt ở Sầm Sơn tương đối cao. Nền nhiệt trung bình cả năm là 23 độ C. Mùa hè nhiệt độ dao động từ 25 đến 40 độ C. Mùa đông có thể từ 5 đến 20 độ C. Tổng nhiệt độ cả năm lên tới 8.600 độ với 1700 giờ nắng/năm.
  • Chế độ gió: Thành phố Sầm Sơn chịu tác động của 2 loại gió. Đó là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh và gió mùa Tây Nam mang hơi nước ẩm. Trong các bài báo địa lý giới thiệu về thành phố Sầm Sơn có ghi thành phố Sầm Sơn đầu hè thường chịu gió Tây khô nóng nên ảnh hưởng nhiều đến đời sống và quá trình sản xuất của người dân.
  • Chế độ mưa: Lượng mưa lớn từ 1600 – 1900mm nhưng phân bố không đồng đều ở hai mùa. Mùa hè, lượng mưa lớn, đặc biệt là tháng 8. Mùa khô mưa ít hơn, chỉ khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. Ngoài ra, có những tháng mưa lớn gây lũ lụt cục bộ.
  • Chế độ thủy triều: Được đánh giá khá đều đặn. Mùa hè, thủy triều lên lúc 7 giờ và xuống lúc 14-16 giờ chiều. Mùa đông, thủy triều lên lúc 14-16 giờ và xuống lúc 6h sáng. Với nhật triều như này rất thích hợp cho việc tắm biển.
    Khí hậu thích hợp cho du lịch biển của Sầm Sơn Thanh Hoá
    Khí hậu thích hợp cho du lịch biển của Sầm Sơn Thanh Hoá

Về đặc điểm địa hình của thành phố Sầm Sơn 

Có thể dễ dàng biết được, đặc điểm địa hình của thành phố Sầm Sơn chia làm 4 vùng rõ rệt như sau: 

  •  Vùng triều ngập mặn: gồm vùng đất trũng bên bờ sông Đơ trải dọc từ cống Trường Lệ đến sông Mã và vùng triều ngập mặn Quảng Cư. Đây là vùng đất trũng, cốt trung bình từ 0,5 – 1,5 mét. Từ khi đắp đập Trường Lệ vùng đất trũng bên bờ sông Đơ đang được ngọt hoá dần. Hiện nay vùng này đang trồng lúa năng suất thấp, nuôi trồng hải sản, trồng sen…
  •  Vùng cồn cát cao: gồm khu vực nội thị, trải dài từ chân núi Trường Lệ đến bờ Nam Sông Mã. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, dốc thoải từ Đông sang Tây khoảng 1,5 – 2%, cốt trung bình từ 2,5 – 4,5 mét, thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm hành chính và các khu dân cư, diện tích khoảng 700 ha.
  •  Vùng ven biển: gồm khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương từ chân đền Độc Cước (phường Trường Sơn) kéo dài đến hết địa phận xã Quảng Cư. Đây là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (độ dốc từ 2 – 5%), diện tích khoảng 150 ha, rộng 200 mét.
  • Vùng núi: gồm toàn bộ núi Trường Lệ, nằm sát biển, độ cao trung bình khoảng 50 mét, đỉnh cao nhất đạt 76 mét, có các vách đá dốc đứng về phía biển tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ, rất thích hợp cho các loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Ngoài ra ở đây còn có những bãi cỏ rộng và những sườn thoải phù hợp cho du lịch cắm trại, vui chơi giải trí…
  • Có một điều đặc biệt mà ở địa hình thành phố Sầm Sơn các nhà đầu tư rất thích đó là nền địa chất của thành phố Sầm Sơn khá tốt, cường độ chịu tải đất cao, đạt từ 1 – 2 kg/cm2, riêng khu vực gần núi Trường Lệ đạt trên 2kg/ cm2, rất tốt cho xây dựng các công trình
    Đặc điểm địa hình lý tưởng của thành phố Sầm Sơn
    Đặc điểm địa hình lý tưởng của thành phố Sầm Sơn

Danh sách những bệnh viện gần thành phố Sầm Sơn Thanh Hoá 

Bệnh viện Đa khoa Thành phố Sầm Sơn 

  • Địa chỉ: đường Nguyễn Du, TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Điện thoại: 0237 3821 377

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá 

  • Địa chỉ: 181, Hải Thượng Lãn Ông, TP. Thanh Hoá 
  • Điện thoại: 0237 3951 467 

Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá 

  • Địa chỉ: Quang Trung 3, phường Đông Vệ, TP. Thanh Hoá 
  • Điện thoại: 0237 3955 955

Bệnh viện Mắt 

  • Địa chỉ: 215 Hải Thượng Lãn Ông, TP. Thanh Hoá 
  • Điện thoại: 0237 3951 851’

Điểm danh những trường học ở thành phố Sầm Sơn 

  • Trường THPT Sầm Sơn: 18 Đào Duy Từ, phường Trường Sơn, TP. Sầm Sơn 
  • Trường THPT Nguyễn Thị Lợi: TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Trường THPT Chu Văn An: TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Trường Dự Bị Đại Học Dân tộc Sầm Sơn: Lê Văn Hưu, phường Bắc Sơn, TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Trường THCS Quảng Vinh: TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Trường TTGDTX – GDNN Sầm Sơn: phường Trường Sơn, TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Trường THCS Trường Sơn: TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Trường Mầm non Ánh Dương: đường Lý Tự Trọng, phường Bắc Sơn, TP. Sầm Sơn 
  • Mầm non ACE Montessori Preschool: TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Trường mầm non Bầu trời xanh: Quảng Thọ, TP. Sầm 
  • Trường Tiểu học Trường Sơn: TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 
  • Trường Tiểu học Bắc Sơn: TP. Sầm Sơn, Thanh Hoá 

Tiềm năng phát triển của thành phố Sầm Sơn Thanh Hoá 

Tiềm năng du lịch 

Như các bạn đã biết thành phố Sầm Sơn sở hữu bãi biển dài và đẹp, cùng với đó là nhiều những địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Hàng năm, cứ mỗi dịp lễ tết hay hè về là thành phố Sầm Sơn lại được tiếp đón hàng ngàn lượng khách du lịch ghé thăm. Để có được điều này thì tài nguyên du lịch của thành phố Sầm Sơn cũng vô cùng lớn: 

  • Du lịch tự nhiên: Sầm sơn có đường bờ biển dài 9km với nồng độ muối 30%, nồng độ Canxi cao và nhiều khoáng chất khác nên có tác dụng chữa bệnh tốt. Từ lâu, Sầm Sơn đã là vùng biển du lịch nổi tiếng cả nước nổi tiếng là biển Sầm Sơn, cùng với đó là biển Bãi Đông, Vĩnh Sơn, FLC Sầm Sơn,…. Ngoài ra, những vách đá dốc đứng của núi Trường Lệ cũng là điểm du lịch mạo hiểm hấp dẫn. Hay những cảnh quan tự nhiên bên bờ sông Đơ, sông Mã cũng rất thích hợp phát triển du lịch cảnh quan. 
  • Du lịch nhân văn: Sầm Sơn có nhiều khu di tích, các làng nghề truyền thống hay các lễ hội. Du khách đến đây không chỉ được thưởng thức phong cảnh tự nhiên tươi đẹp mà còn được trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo của người dân Thanh Hóa
    Tiềm năng phát triển du lịch của thàng phố biển
    Tiềm năng phát triển du lịch của thàng phố biển

Tiềm năng kinh tế 

Thành phố Sầm Sơn có tiềm năng phát triển kinh tế vô cùng lớn không chỉ dựa vào tài nguyên du lịch mà còn dựa vào rất nhiều những tài nguyên khác để phát triển như: 

Tài nguyên thuỷ sản 

Với bãi biển trải dài, nguồn thủy hải sản ở đây vô cùng phong phú và có giá trị cao như: cá, tôm, mực,… Với sản lượng thu hoạch hàng năm lên đến hàng ngàn tấn, thủy hải sản không chỉ mang lại nguồn kinh tế tốt cho ngư dân mà còn là món quà chất lượng mà Sầm Sơn gửi tới các du khách.

Bên cạnh những thủy hải sản quen thuộc, bãi biển Sầm Sơn còn có những loại đặc sản được nhiều người yêu thích như: sức, tôm hùm, cua, ghẹ…Phát triển thủy hải cũng được xem là một mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của thành phố Sầm Sơn.

Hình ảnh người dân đánh bắt thuỷ sản tại biển
Hình ảnh người dân đánh bắt thuỷ sản tại biển

Tài nguyên nước 

Ở thành phố Sầm Sơn tồn tại 2 loại nước chính là nước mặn và nước ngầm: 

  • Nước mặt: Tổng lưu lượng dòng chảy đạt tới 14 tỷ m3/năm, trong đó lưu lượng dòng chảy của sông Mã là chủ yếu. Hiện nay, việc khai thác nguồn nước mặt tại thành phố còn gặp nhiều khó khăn do vị trí giáp biển nên thường nhiễm mặn. Hơn nữa, lượng mưa phân bố không đồng đều cũng ảnh hưởng tới việc nuôi trồng và phát triển kinh tế của người dân.
  • Nước ngầm: Mặc dù hệ thống nước ngầm phong phú nhưng chất lượng không cao. Phần lớn trong số đó đều bị nhiễm mặn. Đặc biệt, những mạch nước ngầm ở sâu bị nhiễm mặn nặng nên không thể sử dụng trong sinh hoạt hay nuôi trồng.

Tài nguyên rừng 

Thành phố Sầm Sơn có hơn 200ha rừng thuộc núi Trường Lệ. Diện tích rừng này không đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả thành phố nhưng có tác dụng cân bằng hệ sinh thái, có tác dụng ngăn lũ, chắn gió,… hiệu quả.

Hình ảnh cánh rừng xanh mướt của thành phố Sầm Sơn
Hình ảnh cánh rừng xanh mướt của thành phố Sầm Sơn

Tài nguyên khoáng sản 

Khoáng sản ở Sầm Sơn không nhiều cả về chủng loại và trữ lượng chủ yếu là các khoáng sản dùng để sản xuất vật liệu xây dựng như đất granite, fenspat, quặng titan. Những khoáng sản này phân bố không đều và tập trung ở những vị trí nhạy cảm. Vì thế, chính quyền cần có phương án quản lý chặt chẽ để không ảnh hưởng đến phát triển du lịch.

Danh sách đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Sầm Sơn 

Thành phố Sầm Sơn hiện tại có tổng cộng 11 đơn vị hành chính bao gồm 8 phường cà 3 xã như sau 

Tên đơn vị hành chính phường 

Tên đơn vị hành chính  Diện tích (km2) Dân số (người)
Bắc Sơn 1.73 10.118
Quảng Châu 8.00 10.389
Quảng Cư 6.43 13.924
Quảng Thọ 4.69 10.188
Quảng Tiến 3.00 21.136
Quảng Vinh 4.74 11.564
Trung Sơn 2.33 16.927
Trường Sơn  4.11 15.651

Tên đơn vị hành chính xã trực thuộc thành phố Sầm Sơn 

Tên đơn vị hành chính  Diện tích (km2) Dân số (người) 
Quảng Đại 2.11 7.054
Quảng Hùng 3.94 7.241
Quảng Minh 3.87 5.609

Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Sầm Sơn đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu tại Việt Nam. Nơi đây không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Nếu có dịp bạn hãy ghé thăm thành phố Sầm Sơn một lần trong đời nhé!