Thành phố Thanh Hoá từ lâu đã được mọi người biết đến như một thành phố anh hùng, một mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ những giá trị văn hoá lịch sử lâu đời có nhiều địa danh nổi tiếng. Ngày nay, thành phố Thanh Hoá còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của xứ Thanh. Bây giờ thì hãy cùng Top Thanh Hoá AZ tìm hiểu về thành phố Thanh Hoá nhé! 

Thông tin chi tiết về thành phố Thanh Hoá 

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn tại Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 150km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1560 km. Tỉnh Thanh Hóa có vai trò quan trọng, là cực Bắc của miền Trung Việt Nam, tiếp giáp với Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình về phía Bắc và Nghệ An về phía Nam. Tỉnh còn tiếp giáp với Biển Đông và tỉnh Hủa Phăn của Lào. Vị trí này mang lại cho Thanh Hóa một vai trò trọng yếu trong vùng kinh tế phía Bắc Việt Nam.

Thành phố Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, các quốc lộ 1A, 45, 47; cảng Lễ Môn và hệ thống sông ngòi dày đặc. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa của tỉnh Thanh Hoá, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước.

Đây chính là thông tin liên hệ của UBND Thành phố Thanh Hoá các bạn có thể tham khảo để có thêm thông tin nếu cần giúp đỡ: 

  • Địa chỉ: Đại lộ Nguyễn Hoàng 
  • Điện thoại: 0889 247 247 
  • Fanpage: UBND Thành phố Thanh Hoá
    Hình ảnh thành phố Thanh Hoá tráng lệ, hiện đại
    Hình ảnh thành phố Thanh Hoá tráng lệ, hiện đại

Lịch sử hình thành của thành phố Thanh Hoá 

Theo dòng chảy lịch sử với 215 năm hình thành và phát triển, TP. Thanh Hoá trong lịch sử gắn liền với nhiều tên gọi như Trấn lị Thanh Hoá thời Nguyễn (1804 – 1884), Đô thị Thanh Hoá (1899), Thành phố Thanh Hoá (1929).

Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh thuộc hàng lớn nhất cả nước, ngày 1 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên TP Thanh Hóa. Ngày 29 tháng 4 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định công nhận TP Thanh Hóa là đô thị loại II.

Ngày 29 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định công nhận TP Thanh Hóa là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển của TP Thanh Hóa; là niềm vinh dự, niềm tự hào, là nền móng vững chắc để Đảng bộ, nhân dân TP Thanh Hóa tiếp tục phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

Qua 215 năm (1804 – 2019) đô thị Thanh Hóa xây dựng và phát triển, nhân dân TP Thanh Hoá tự hào không chỉ là chủ nhân của một đô thị có bề dày lịch sử, mà còn là của một vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

Lịch sử hình thành của thành phố Thanh Hoá
Lịch sử hình thành của thành phố Thanh Hoá

Địa hình của thành phố Thanh Hoá 

 Thành phố Thanh Hoá có địa hình bằng phẳng với tổng diện tích 147 km², nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, đồng bằng rộng nhất trong các đồng bằng duyên hải miền Trung, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng – hẹp, nông – sâu. Có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

Thành phố Thanh Hóa có núi Hàm Rồng  chạy từ làng Dương Xá phường Thiệu Dương  men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng.  Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương truyền và có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Ngoài ra, trong thành phố cũng có núi Mật Sơn là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.

Hình ảnh quảng trường Thanh Hoá khi đêm về
Hình ảnh quảng trường Thanh Hoá khi đêm về

Khí hậu của thành phố Thanh Hoá 

Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây ra lũ lụt và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C. 

Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 – 6 độ C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.

Đặc điểm khí hậu của thành phố Thanh Hoá
Đặc điểm khí hậu của thành phố Thanh Hoá

Những địa điểm du lịch siêu hot tại thành phố Thanh Hoá 

  • Thái miếu Hậu Lê: Quảng Xá, phường Đông Vệ, TP. Thanh Hoá 
  • Làng cổ Đông Sơn: Bên bờ Nam sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hoá 
  • Bảo tàng cổ vật Hoàng Long: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Đông Hương, TP. Thanh Hoá 
  • Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng: Nằm trên đồi C4, Đông Cổ, Hàm Rồng, TP. Thanh Hoá 
  • Núi Hàm Rồng: Nằm bên bờ Nam sông M

Danh sách các khách sạn đẹp tại thành phố Thanh Hoá 

  • Melia Vinpearl Thanh Hoá: phường Điện Biên, TP. Thanh Hoá 
  • Central Hotel Thanh Hoá: phường Đông Hải, TP. Thanh Hoá 
  • Mường Thanh Grand Hotel: phường Đông Vệ, TP. Thanh Hoá 
  • Lam Kinh Hotel: phường Đông Hương, TP. Thanh Hoá 
  • Khách sạn Hướng Dương: phường Đông Vệ, TP. Thanh Hoá 
  • Khách sạn Đại Việt: phường Điện Biên, TP. Thanh Hoá 
  • Trống Đồng Hotel: phường Điện Biên, TP. Thanh Hoá 
  • Khách sạn Phú Hưng: phường Quảng Hưng, TP. Thanh Hoá 
  • Khách sạn Phù Đổng: phường Đông Thọ, TP. Thanh Hoá 
  • Khách sạn Hoàng Gia: phường Đông Hương, TP. Thanh Hoá 

Điểm danh những đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Thanh Hoá 

Hiện nay, thành phố Thanh Hoá đang có tổng cộng 30 phường và 4 xã. Dưới đây là thông tin của các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Thanh Hoá. Các bạn có thể tham khảo để có thêm thông tin: 

Tên đơn vị hành chính phường 

Tên đơn vị hành chính  Diện tích (km2) Dân số (người)
Quảng Cát 6.65 11.505
Quảng Đông  5.33 8.395
Quảng Hưng 5.73 7.236
Quảng Phú 6.50 10.534
Quảng Tâm  3.67 10.230
Quảng Thành 8.49 20.000
Quảng Thắng 3.55 5.927
Quảng Thịnh 4.89 10.374
Tào Xuyên 5.66 9.933
Tân Sơn  0.78 11.114
Thiệu Dương 5.71 13.122
Thiệu Khánh  5.32 12.425
Trường Thi  0.86 11.926
Tên đơn vị hành chính  Diện tích (km2) Dân số (người)
An Hưng 6.54 12.809
Ba Đình 0.7 12.383
Điện Biên 0.68 9.719
Đông Cương 6.8 16.800
Đông Hải 6.84 16.100
Đông Hương 3.37 19.500
Đông Lĩnh 8.74 10.764
Đông Sơn 0.84 9.622
Đông Tân 4.42 8.515
Đông Thọ 3.64 13.902
Đông Vệ 4.78 16.107
Hàm Rồng 4.18 5.022
Lam Sơn 0.86 12.676
Long Anh 5.79 11.243
Nam Ngạn 1.58 8.475
Ngọc Trạo 0.54 11.183
Phú Sơn 1.93 8.453

Các đơn vị hành chính xã trực thuộc thành phố Thanh Hoá 

Tên đơn vị hành chính  Diện tích (km2) Dân số (người) 
Đông Vinh 4.38 3.347
Hoằng Đại  4.67 4.092
Hoằng Quang  6.28 6.098
Thiệu Vân 3.70 5.861

Thành phố Thanh Hóa – mảnh đất địa linh nhân kiệt, đang từng bước vươn lên mạnh mẽ trên con đường phát triển. Nơi đây hội tụ đầy đủ những yếu tố để trở thành một điểm đến lý tưởng cho đầu tư, du lịch và sinh sống. Với nhiều những ưu điểm như phát triển kinh tế – xã hội, du lịch,…. thì thành phố Thanh Hoá xứng đáng là miền đất hứa, điểm đến  lý tưởng được nhiều đến tham quan.